Nghệ sĩ cải lương Khánh Tâm tiết lộ chuyện tình với bạn trai nhạc sĩ
Khuyến khích: Nguyễn Ngọc Đỉnh – Anh Đào (Chi cục Thống kê TP.HCM - Công an Quận Tân Phú)
Kinh hoàng xe SUV 7 chỗ nổ lốp khi chạy trên cao tốc
Thái Lan đã có tới 7 lần vô địch AFF Cup, là đội bóng giàu thành tích nhất giải vô địch Đông Nam Á. Dù vậy, vẫn có những thông số chống lại đội tuyển Thái Lan trước trận chung kết lượt về AFF Cup năm nay..Không tính kỳ giải đang diễn ra, kể từ khi AFF Cup có vòng đấu loại trực tiếp (bán kết, chung kết) chuyển sang thi đấu với thể thức loại trực tiếp sau 2 lượt trận, sân nhà – sân đối phương, Thái Lan từng 4 lần bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi. Đội bóng xứ sở chùa vàng chỉ mới có 1 lần lội ngược dòng thành công. 3 lần còn lại, họ thua chung cuộc.Lần duy nhất mà Thái Lan thành công khi bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi là năm 2016 trước Indonesia. Năm đó, Thái Lan thua đội bóng xứ sở vạn đảo 1-2 trên sân Pakansari tại Bogor (Indonesia) ở lượt đi. Đến trận lượt về trên sân nhà ở sân Rajamangala tại Bangkok, Thái Lan thắng lại 2-0, chung cuộc Thái Lan thắng 3-2 sau 2 lượt trận. Tuy nhiên, đấy là Thái Lan giành chiến thắng trước Indonesia, đội bóng chuyên… thua trong các trận chung kết AFF Cup. Những lần còn lại, trước các đối thủ khác, khi đã bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi, Thái Lan luôn thua chung cuộc. Lần đầu tiên là tại AFF Cup 2007, Thái Lan thua Singapore 1-2 trên sân vận động quốc gia Singapore ở chung kết lượt đi. Đến trận chung kết lượt về, đội này chỉ hòa 1-1 với Singapore trên sân Suphachalasai (Bangkok). Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ nhì vào năm 2008, Thái Lan thua đội tuyển Việt Nam 1-2 ở trận chung kết lượt đi trên sân Rajamangala. Đến trận lượt về, 2 đội hòa nhau 1-1 ở sân Mỹ Đình. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ ba là tại AFF Cup 2012, Thái Lan thua Singapore 1-3 trong trận chung kết lượt đi trên sân Jalan Besar tại Singapore. Đến trận chung kết lượt về ở sân Suphachalasai, Thái Lan chỉ thắng lại Singapore 1-0. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Điều đó có nghĩa là trong 3 lần thua ở chung kết sau khi bị dẫn trước ở trận lượt đi, Thái Lan đều thua chung cuộc 2-3. Đồng thời, việc được thi đấu trận lượt về trên sân nhà chưa hẳn là lợi thế của đội tuyển Thái Lan, vì họ đã 2 lần thua chung cuộc sau khi bị dẫn ở trận lượt đi trên sân đối phương, dù được chơi trận lượt về trên sân nhà.Những thông số khác, nhìn từ lịch sử, như đã đề cập trước đó, cũng chống lại Thái Lan. rằng Đội này chưa bao giờ vô địch AFF Cup 3 lần liên tiếp. Đội bóng xứ sở chùa vàng đã vô địch các kỳ giải gần nhất 2020 và 2022. Chiếu theo lịch sử, họ khó mà vô địch ở giải năm nay. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua ở 2 trận chung kết AFF Cup liên tiếp. Chúng ta vừa thua ở trận chung kết AFF Cup 2022, nên chiếu theo lịch sử, năm nay đội tuyển Việt Nam sẽ chiến thắng và giành ngôi vô địch.Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua chung cuộc sau khi đã dẫn trước đối thủ sau trận chung kết lượt đi. Năm nay, chúng ta lại có chiến thắng trong trận lượt đi, nên nhìn từ lịch sử, đội bóng của HLV Kim Sang-sik khó mà để tuột ngôi vô địch AFF Cup khỏi tầm tay.
Bác sĩ FV giúp cụ bà 74 tuổi chiến thắng ung thư trực tràng
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ (Đài Nam bộ), hiện nay trên vùng biển khu vực này có gió đông bắc (gió chướng) mạnh cấp 4 - 5, sóng biển cao từ 1,5 - 2,5m, biển động nhẹ. Do gió chướng hoạt động mạnh khiến đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch đang lên nhanh. Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện ở mức cao và tiếp tục lên. Đến sáng 28.2, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên (kênh Đông Điền) đều ở mức xấp xỉ báo động 2. Dự báo nước tiếp tục lên trong 2 - 3 ngày tới và có thể xấp xỉ thậm chí cao hơn báo động 3. Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2.Dù rủi ro thiên tai do triều cường chỉ ở cấp độ 2 nhưng rủi ro do xâm nhập mặn lên tới cấp độ 3. Dự báo mặn xâm nhập sâu theo đợt triều cường cao, khoảng cách chịu ảnh hưởng của ranh mặn 4‰ là 72 - 73 km, tính từ cửa sông. Xâm nhập mặn tuy ít nghiêm trọng hơn năm 2024 nhưng cao hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng gây thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.Tại vùng ĐBSCL, tình trạng xâm nhập mặn do triều cường cao cũng diễn ra tương tự. Thủy triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ đang lên nhanh. Độ mặn lớn nhất tại các trạm ở mức lớn hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Ranh mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 48 - 57 km và sông Hậu khoảng 40 - 45 km. Thời gian chịu ảnh hưởng kéo dài đến khoảng ngày 10.3. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông Nam bộ ở cấp độ 2.
Bên cạnh đó, ngày 18.4, Mỹ đã tái áp lệnh trừng phạt Venezuela - thành viên OPEC - về xuất khẩu dầu sang các thị trường trên thế giới, lệnh trừng phạt có hiệu lực từ ngày 31.5 tới. Cùng ngày, Mỹ cũng công bố các lệnh trừng phạt đối với Iran - một thành viên khác của OPEC - liên quan xung đột tại khu vực Trung Đông. Điều này đồng nghĩa nguồn cung trên thế giới có thể sẽ bị thắt chặt hơn.
Ở lại dựng Điện Biên - Kỳ 3: Biến từ không thành có
Cụ thể, tại Đồng Tháp, từ ngày 23-27.2, EVNSPC đã đóng điện 3 công trình lưới điện 110kV. Đặc biệt, ngay trong tối 27.2, EVNSPC phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đã đóng điện thử nghiệm hạng mục Trạm 110kV Tân Hồng, thuộc công trình Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối. Việc đóng điện thành công hạng mục này là tiền đề quan trọng cho xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần đường dây đấu nối 6,4km.Hơn nữa, theo đại diện EVNSPC, Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đảm trách việc cấp điện cho các cụm công nghiệp phụ tải lớn và cấp điện sang Campuchia. Đây cũng là trạm giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, an toàn trong vận hành; chuyển tải qua lại giữa các trạm 110kV Hồng Ngự, Tam Nông và Tân Hồng, nhằm đảm bảo cấp điện theo tiêu chí N-1; góp phần cùng với địa phương trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, ngày 25.2, EVNSPC cũng hoàn thành việc "Nâng cấp, cải tạo Trạm biến áp 110kV Tam Nông (T2-63MVA)" và đưa vào vận hành. Trạm này đã hoạt động được 8 năm, trước tốc độ phát triển nhanh của các cụm công nghiệp trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, công suất hiện hữu đã trở nên quá tải. Để đảm bảo nguồn điện ổn định, EVNSPC quyết định đầu tư bổ sung máy biến áp T2 với công suất 63MVA.Tương tự, công trình "Ngăn lộ 171 tại Trạm 110kV Tam Nông" thuộc công trình Đường dây 110kV Tam Nông - An Long" cũng được đóng điện thành công và đưa vào vận hành ngày 23.2. Tại Tiền Giang, sau 45 ngày thi công thần tốc, đại diện EVNSPC cũng cho biết, ngày 24.2 vừa qua, công trình nâng công suất "Thay máy biến áp T2-40MVA bằng 63MVA TBA 110kV Gò Công" tại thành phố Gò Công đã được đóng điện, chính thức đưa vào vận hành. Công trình này giúp cung cấp điện cho công tác khắc phục hạn mặn, bơm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn nắng nóng.Ngoài ra, liên tục những ngày qua, EVNSPC đã nghiệm thu, đóng điện kỹ thuật 6 công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Bình Dương. Cụ thể, đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 2 công trình: "Trạm biến áp 110kV Phú Thuận", huyện Bình Đại và Trạm biến áp 110kV An Hiệp, thuộc công trình "Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV từ 220kV Bến Tre - 110kV An Hiệp", huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 4 công trình: Trạm biến áp 110kV An Lập và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh An, Trạm biến áp 110kV Cổng Xanh và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Vsip2-MR2 (TBA Vĩnh Lợi) tại Bình Dương.Lãnh đạo EVNSPC cho biết, năm 2025, nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới Đại hội Đảng các cấp, EVNSPC đã phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV trước dịp 30.4. Để hoàn thành được mục tiêu này, EVNSPC phải đối mặt với không ít thách thức. Thế nên, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, lãnh đạo EVNSPC và lực lượng làm công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty liên tục làm việc không có ngày nghỉ. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo thường xuyên có mặt trực tiếp trên công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, có những chỉ đạo cụ thể để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng dự án, công trình điện tại các địa phương.

Cờ Tổ quốc trên tuyến đầu - Kỳ 2: Nắng gió đảo xa
Phó chánh án bị đâm ở Quảng Trị từng làm chủ tọa phiên tòa xét xử nghi phạm
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.
Giá xăng dầu hôm nay 31.3.2024: Nga giảm sản lượng, đẩy giá dầu tăng
Vụ tranh chấp pháp lý giữa đội HAGL và ngoại binh Martin Dzilah theo như thông báo của HAGL đã đến hồi kết. Đội bóng phố Núi khẳng định đã giải quyết xong vấn đề với Dzilah vào chiều qua (11.1), với thông báo: "CLB HAGL và cầu thủ Dzilah Martin đã giải quyết ổn thoả việc tranh chấp. CLB HAGL sẽ xin visa và cấp vé máy bay cho Martin về nước trong thời gian sớm nhất".Đội chủ sân Pleiku cũng nhấn mạnh: "Cầu thủ Martin Dzilah đã gửi đơn lên Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đề nghị tháo gỡ việc cấm chuyển nhượng quốc tế và trong nước cho CLB HAGL". Trước đó vào ngày 24.10.2024, Liên đoàn Bóng đá quốc tế (FIFA) ban hành văn bản số FDD-19714 gửi CLB HAGL và chuyển tiếp VFF về việc áp dụng án phạt cấm đăng ký thi đấu cầu thủ đối với CLB HAGL liên quan tới trách nhiệm thực hiện phán quyết về tranh chấp giữa CLB HAGL và cầu thủ Martin Dzilah.Theo đó, án phạt "cấm đăng ký cầu thủ mới, phạm vi trong nước và quốc tế" được áp dụng đối với CLB HAGL kể từ thời điểm FIFA ban hành văn bản trên.Martin Dzilah là cầu thủ của CLB HAGL mùa giải 2023 - 2024 nhưng bị chấn thương gối và thống nhất với đội bóng phố núi mức thỏa thuận thanh lý sớm hợp đồng trị giá 20.000 USD, nhưng sau đó anh này kiện lên FIFA vì cho rằng mình chưa nhận được tiền.Vì chậm cập nhật, CLB HAGL đã không thể gửi FIFA các bằng chứng chứng minh bản thân đã trả số tiền 20.000 USD cho Martin Dzilah trong khoảng thời gian quy định, cho đến khi nhận tài phán phải chuyển khoản cho cầu thủ này 29.000 USD trong vòng 45 ngày, nếu không muốn nhận án phạt từ FIFA. Sau khi hoàn thành xong tranh chấp pháp lý với ngoại binh, đội bóng phố Núi chờ đợi sẽ được FIFA gỡ án cấm chuyển nhượng để tiếp tục chiêu mộ cầu thủ.Tại V-League 2024 - 2025, HAGL đã thua 3 trong 4 trận gần nhất và rơi xuống giữa bảng.
nhảy cầu thua cá độ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư